Khi công nghệ thông tin đến với đồng bào Mông ở lừng chừng núi

|

Khi công nghệ thông tin đến với đồng bào Mông ở lừng chừng núi

Trong đội cô;ng tác điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ do Tổng cục Thống kê tiến hành, chúng tô;i đến bản Mô;ng ở thô;n Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trong một buổi chiều tà của mùa đô;ng tràn về. Người đầu tiên chúng tô;i gặp trên con đường vào bản là cậu bé Vàng A Tuấn sinh năm 2005:

PV: Con học lớp mấy rồi?

Vàng A Tuấn ngập ngừng trả lời: Dạ cháu nghỉ học rồi ạ.

Con bỏ học thì làm gì khi tuổi còn nhỏ, sức khỏe khô;ng có?

Vàng A Tuấn: Cháu ở nhà sẽ lấy vợ và trồng cây quế với bố mẹ.

PV: Con mới có 15, mới đang ở độ tuổi vị thành niên, cơ thể còn chưa phát triển, lấy vợ với rất nhiều những trách nhiệm khác nữa, con biết điều đó khô;ng?

Vàng A Tuấn cười nhanh nhảu trả lời: Bằng tuổi con các bạn lấy vợ gần hết rồi, có đứa còn có con rồi ạ.

PV: Vậy là con đã có bạn gái rồi đúng khô;ng? Bạn gái con người cùng bản à?

Vàng A Tuấn: Vâng cháu có người yêu rồi, nhưng nhà người yêu cháu cách đây gần 40 km cơ đấy.

PV: Xa vậy, con biết bạn ấy bằng cách nào?

Vàng A Tuấn: Cháu biết người yêu qua facebook.

PV: Bao lâu các con gặp nhau một lần?

Vàng A Tuấn: Gần như tối nào bọn cháu cũng gặp nhau, cứ khoảng 6 - 7 giờ tối cháu đi, sau đó ngủ lại nhà bạn gái đến 4 - 5 giờ sáng thì về, đi vào giờ đó để khô;ng gặp cô;ng an giao thô;ng, cháu chưa có b??ng lái…

Chúng tô;i đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi trò chuyện với đồng bào, với cán bộ thô;n bản. Chuyện như của cậu bé 15 tuổi Vàng A Tuấn khô;ng hiếm gặp ở các bản vùng cao nơi người dân tộc Mô;ng sinh sống… Nạn tảo hô;n ấy một phần kéo dài đến ngày nay do nghèo đói, do tư tưởng lạc hậu và thiếu thô;ng tin về pháp luật, về những hệ lụy từ tình trạng tảo hô;n và hô;n nhân cận huyết thống.

Trên thực tế nhiều năm trở lại đây các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được đầu tư phát triển mạnh hệ thống hạ tầng cô;ng nghệ thô;ng tin, internet. Cô;ng nghệ đã đến với những bản người Mô;ng ở trên lưng chừng núi, các cô; bé cậu bé đang ở tuổi vị thành niên ở những bản người Mô;ng được đến trường hầu hết biết tiếng Việt, nên tiếp cận cô;ng nghệ khô;ng gặp nhiều trở ngại. Cũng nhờ vậy mà tư tưởng của một số gia đình đồng bào Mô;ng thay đổi tích cực hơn.

Giờ đây, trẻ vị thành niên trong bản đã có điện thoại thô;ng minh, mạng xã hội phần nào đã đóng góp tích cực và đời sống tinh thần, thay đổi nhận thức của em ở các bản Mô;ng trên đất Trấn Yên nói riêng và trên cả nước nói chung. Mạng xã hội giúp các em khô;ng còn quẩn quanh với những mối quan hệ trong bản, mà còn giúp các em có những mối quan hệ vượt ra khỏi bản hàng chục km như câu chuyện của cậu bé Vàng A Tuấn. Cũng nhờ cô;ng nghệ mà các cô; bé, cậu bé đã hiểu được hệ lụy của hô;n nhân cận huyết, những ảnh hưởng tới tới sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chất lượng dân số, đời sống.

Tuy nhiên, những tác động khô;ng lành mạnh từ Internet cũng ảnh hưởng phần nào tới một số trẻ vị thành niên, nhiều trẻ quan hệ tình dục và mang thai trước hô;n nhân, đua nhau lấy vợ, lấy chồng sớm, nếu như trước kia nhiều gia đình ép con cái kết hô;n sớm thì giờ đây nhiều em kết hô;n bất chấp sự phản đối của cha mẹ. Những đứa trẻ - con của những ô;ng bố bà mẹ tuổi vị thành niên đều còi cọc, chậm lớn. Nhưng cô; bé làm mẹ ở độ tuổi này cũng xơ xác khô;ng kém. Khô;ng giấy đăng ký kết hô;n, khô;ng được làm giấy khai sinh cho con, có những bé đã hai tuổi nhưng chưa làm được giấy khai sinh vì cha mẹ trẻ tảo hô;n như trường hợp của em gái Mùa Thì Dô;ng sinh năm 2004, đã có con 1 tuổi hay em trai Sùng A Tùng sinh năm 2004 đã có con 2 tuổi, ở Thô;n Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh yên Bái.

Những đứa trẻ chào đời được sinh tại nhà, được cắt rốn bằng dao hay kéo khô;ng được sát trùng đến nay vẫn khô;ng phải là chuyện hiếm ở những bản người Mô;ng ở đây...

Chúng tô;i rời bản Mô;ng với nhiều tâm trạng. Nên chăng để giảm tình trạng tảo hô;n và hô;n nhân cận huyết của người Mô;ng nói riêng và vùng DTTS nói chung, chúng ta nên kiên quyết xử lý và tăng mức xử phạt cao hơn với tình trạng tảo hô;n? Nên chăng các chương trình nâng cao năng lực tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ được đẩy mạnh hơn nữa để trẻ vị thành niên có kiến thức đầy đủ về Pháp luật Hô;n nhân và Gia đình, về sức khỏe sinh sản… Bởi chỉ có như vậy tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạn tảo hô;n mới giảm bớt ở độ tuổi vị thành niên của người Mô;ng nói riêng và vùng dân tộc thiểu số nói chung./.

 

Việt Hưng

 

Link giải trí Tikigoti